Keo liền sẹo là loại keo đặc biệt, có khả năng bảo vệ vết thương của cây, ngăn ngừa hư hỏng, thối và kích thích quá trình phục hồi của cây. Keo liền sẹo có thể dùng khi cắt tỉa, ghép, chữa bệnh hoặc trồng mới cây cảnh.
3 Loại keo liền sẹo cho cây phổ biến và tốt nhất hiện nay
Công dụng của keo liền sẹo
Keo liền sẹo được dùng để chữa lành các vết thương cho cây trồng. Đây là một dạng hóa chất có khả năng bảo vệ và phục hồi các mô bị tổn thương của cây. Một số dạng keo còn có bổ sung các hoạt chất giúp kháng vi nấm, vi khuẩn. Các chất này còn có khả năng làm liền mặt cắt, vết thương hở trên cây, giúp cây nhanh lành hơn so với bình thường.
Kích thích mọc mầm non
Một số công dụng khác của keo liền da cho cây cảnh bonsai là kích thích sự phát triển của chồi, tăng khả năng mọc mầm non cho cây. Khi bạn muốn nhân giống cây bằng cách cắt cành, bạn có thể bôi keo này lên đầu cành cắt để kích hoạt quá trình hình thành rễ. Keo liền sẹo có các hoạt chất kích thích sinh trưởng như cytokinin, auxin, giberellin,… Nhờ những hoạt chất này, quá trình chuyển hóa, phân chia tế bào ở đầu cắt sẽ tăng cường tạo ra rễ non. Sau đó chỉ cần đặt cành vào đất hoặc nước để nuôi rễ.
Tăng khả năng chịu đựng của cây
Không chỉ giúp cây phục hồi sau tổn thương, keo liền sẹo còn giúp tăng cường khả năng chịu đựng với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thành phần có chứa nhiều dưỡng chất như photpho, natri, kali,canxi,… Những chất này là nguyên tố quan trọng giúp cây có thể chịu đựng được nhiệt độ, hạn hán, thiếu ánh sáng hay các yếu tố bất lợi khác,…
Hướng dẫn sử dụng keo liền sẹo hiệu quả
1. Xử lý, làm sạch vết thương
Bước này nên thực hiện càng sớm càng tốt. Đối với các vết thương ngoài ý muốn, bạn cần dùng dao sắc cắt các phần bị hỏng, thối hoặc khô héo quanh vết thương. Sau đó dùng giấy, vải lau cho khô ráo.
Đối với việc cắt gọt để tạo hình, để có một vết sẹo đẹp sau một lần cắt là rất khó. Chúng ta nên cắt bên trên đoạn định cắt một chút. Chờ xem vết cắt nảy mầm như thế nào rồi mới tính tiếp.
2. Tiến hành bôi keo liền sẹo
Bạn dùng đũa lấy 1 lượng keo vừa đủ, bôi mỏng đều lên toàn bộ vết thương. Không nên bôi quá dày hoặc quá mỏng. Không chỉ mỗi phần bị cắt mà còn bôi lên cả phần rìa vỏ cây. Đặt cây nơi thoáng mát, khô ráo để keo nhanh khô. Thời gian khô của keo tùy thuộc vào loại keo và điều kiện thời tiết. Khoảng 15-30 phút.
3 Loại keo liền sẹo phổ biến trên thị trường hiện nay
1. Keo liền sẹo Mỹ Tiến
Đây là loại keo rất phổ biến trên thị trường với mức giá cạnh tranh. Sản phẩm có 3 công dụng tiêu biểu chính là
- Bảo vệ vết cắt hiệu quả.
- Giúp cây trồng khỏe mạnh khi bị tổn thương.
- Kích thích đâm chồi mới nhanh hơn.
Để keo Mỹ Tiến phát huy hết hiệu quả, cần tuân thủ các quy tắc sau:
- Sau khi cắt cành, để 15-30 phút cho cành ra nhựa tự nhiên rồi mới bôi keo lên toàn bộ bề mặt.
- Cần lắc đều keo trước khi sử dụng để các chất hòa tan vào với nhau tạo hiệu quả tốt nhất.
- Sản phẩm dùng trực tiếp, không cần pha với nước.
- Đậy kín và bảo quản nơi thoáng mát khi không sử dụng.
2. Keo liền da cây LS60
Với các thành phần chính như: Chất tạo màng sinh học, nano chitosan, chất kích hoạt tế bào,… Chúng có khả năng giữ ẩm, kéo sẹo nhanh, tránh sự tấn công của các loại nấm và vi khuẩn nhờ chitosan và titan oxide.
3. Keo liền sẹo Nisso Nhật Bản
Đây là loại keo có mức giá cao, chất lượng tốt hơn, được nhiều anh em chơi bonsai tin dùng. Sản phẩm dùng tốt cho các loại cây nhiều nhựa như mai chiếu thủy, cây sanh, cây si,… Dùng bôi liền sẹo cho cây cảnh giúp kháng khuẩn, chống nấm mốc, liền sẹo nhanh và kích thích mọc mầm tốt.
Thành phần chính của loại keo này là Thiophanate-metyl 3,0%, hydroxyquinoline đồng 5,0% và các hoạt chất khác. Quy cách đóng gói dạng tuýp 200gr keo sệt, tuýp màu trắng, chất keo màu cam nhạt.
Trên đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho người làm vườn thông tin, cách sử dụng 3 loại keo liền da phổ biến và tốt nhất.
Để lại một bình luận