Để có những tác phẩm bonsai đẹp mắt, nghệ nhân thường đầu tư rất nhiều thời gian cho công đoạn tạo dáng bonsai. Sau quá trình nuôi phôi lâu dài, dáng cây đẹp sẽ được hình thành. Sau đây là một vài bí quyết cơ bản cho người mới học để tạo những thế cây ưng ý nhất.
Những việc cần làm trước khi tạo dáng bonsai
1. Lựa chọn cây phù hợp để tạo dáng bonsai
Các cây được ưa chuộng hơn nếu có các yếu tố bổ sung như hoa đẹp, lá nhỏ, có quả và có sức sống mãnh liệt. Một trong những số cây lạ nhưng vẫn được chọn làm cây bonsai giá trị như cây gạo, cây ổi,…
Các cây bonsai ở nước ta có rất nhiều như cây bông trang, cần thăng, lộc vừng, cây sanh,… Tuy nhiên nhiều người chơi cây nên mua một gốc đẹp về chơi sẽ rất tốn kém do nhiều người săn đón. Chính vì thế, hãy tự tìm một gốc cây đẹp trong vườn rồi tự tạo dáng cho nó để có tác phẩm ưng ý nhất.
Vậy để có một dáng cây ưng ý, những cây thô trước khi gọt dũa cần có những đặc điểm nào?
- Thân cây đẹp là thân cây có độ to giảm nhỏ từ gốc tới ngọn. Thân cây là nét chính tạo nên dáng cây nên khi chọn những thân có dáng hình phù hợp với dáng nhìn sẽ đẹp hơn.
- Rễ cây là yếu tố tạo nên độ vững chãi và mạnh mẽ cho cây. Bộ rễ cây đẹp là bộ rễ chỉ lộ ra và lan tỏa trên mặt đất. Không có những rễ chồng chéo nhau hay mọc từ trước ra sau.
- Cành cây là tổng thể tạo nên tán cây. Tán cây có thể điều chỉnh bằng cách uốn, sửa các cây mọc cho phù hợp. Độ dài, độ nhỏ của cành nhỏ dần từ gốc đến ngọn, cành gần gốc to hơn cành gần ngọn. Nên cắt bỏ những cành vượt quá lớn hay mọc ngang đâm xéo, mọc cùng vị trí với cành chính.
2. Một số cây được sử dụng phổ biến để tạo dáng hiện nay
Cây sanh: Có rất nhiều cây sanh to, thậm chí là cây sanh cổ thụ với những cọng rễ to rũ xuống từ những tán cây phía trên. Ngoài việc để che mát, các cây sanh lớn như vậy hoặc cây mini còn được các nghệ nhân bonsai chăm sóc uốn tạo chúng thành một trong những loại cây kiểng có giá thành rất cao.
Cây mai chiếu thủy: Là cây được chơi bonsai nhiều nhất ở miền nam. Nó có nhiều ưu điểm hơn cả là một cây toàn diện đẹp từ gốc, thân, lá, hoa và lớp da. Nó có sức sống cực mãnh liệt chịu đày tốt tuổi thọ cao. Mai chiếu thủy phù hợp cho cả người mới và người chơi bonsai chuyên nghiệp.
Cây mai vàng: Đối với mọi người, mai vàng đã đẹp khi chưa qua uốn nắn. Qua tay các nghệ nhân bonsai lại cho ra đời các kiểu dáng cây mai thêm tuyệt vời. Với nhu cầu của người tiêu dùng lớn, trồng mai còn là một nghề có khả năng làm giàu cho đời sống. Khi tạo dáng bonsai, không ai có thể bỏ qua bộ rễ của chúng vì khi có thêm bộ rễ to trồi lên sẽ làm cây mai trông như quyền lực hơn, tăng thêm giá trị cho gia tinh thần cho gia chủ. Tuy nhiên rễ, cành mai rất giòn nên khi tạo dáng phải rất cẩn thận.
Những quy tắc tạo dáng bonsai cơ bản cần biết
1. Nên tạo dáng bonsai từ bộ phận nào
Rễ cây: Đây là phần quan trọng nhất. Có thể mất hàng chục năm để tạo ra một bộ rễ đẹp, đều về các bên. Trong tự nhiên, tỉ lệ một cây có bộ rễ đẹp rất hiếm, chỉ 2-3%. Vì vậy cách tốt nhất là sắp đế từ nhỏ cho các cây bonsai. Nên chọn các cây như mai vàng, linh sam, mai chiếu thủy vì chúng có bộ rễ khỏe và có giá trị.
Thân cây: Thân phải có độ vót nhất định. Tức là nhỏ dần từ trên xuống giống chữ A. Nghệ thuật bonsai thường cắt ngang thân, chừa lại phần thân đẹp nhất rồi nuôi thân tạo độ vót. Quá trình nuôi thân cũng rất lâu, tốn vài năm tùy độ lớn của phôi.
Cành cây: Trong quá trình nuôi thân cũng kết hợp nuôi tay cành. Tay cành cũng cần có độ vót từ trong ra ngoài giống cây cổ thụ. Các cành phải tỷ lệ lẫn nhau, cành dưới gốc phải to lực, càng lên đỉnh cành càng phải nhỏ hơn. Khi đó mới tạo độ cân đối lúc này cây mới có giá trị.
Dăm, chi: Là các cành nhỏ trang điểm cho cành lớn. giống như 5 ngón tay trên một bàn tay. Dăm chi cần được sắp xếp cho đều đẹp tạo độ dày cho tàn. Chúng thường độ cố định bằng các dây kẽm nhỏ.
2. Dáng cây cơ bản thường dùng để uốn cây cảnh bonsai
Dáng trực: Chưa nói đến phong cách trong bonsai thì trong tự nhiên đây là dáng hầu hết các loại cây đều có, tất cả đều vươn lên trời.
Dáng nghiêng: Là dáng cây có góc nhỏ hơn 90 độ, khoảng tầm 70 độ, ngoài thiên nhiên cây có thế nghiêng hầu như là do tác động bên ngoài.
Dáng hoành: Hoành là dáng có thân cây gần như song song với mặt đất, nhìn góc nghiêng gần 180 độ của cây ta có thể thấy ngoài tự nhiên chúng có điều kiện sống khắc nghiệt hơn dáng xiên.
Dáng huyền: Cây có dáng vươn ra ngoài chậu và chúi hẳn xuống dưới thể hiện nguồn sống khắc nghiệt nhất. Trong tự nhiên những cây như thế này thường mọc ở những sườn núi, vách đá cheo leo, để sinh tồn cây đã phải nỗ lực sử dụng hết sức mình để những sợi rễ bám chắc vào đá.
Ngoài 4 dáng cơ bản này, các bạn cũng có thể tham khảo những dáng phổ biến ở bài viết này nhé!
Tạo dáng bonsai mini theo xu hướng hiện nay
Cây bonsai được biết đến nhiều và được đánh giá cao nhờ hình ảnh “cổ thụ” của cây. Ngày nay, người chơi bonsai thường thích tự sáng tạo cho mình những mô hình bonsai mini.
Tạo các tiểu cảnh sân vườn bonsai mini vô cùng độc đáo. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tay trồng bonsai mini cho riêng mình.
Bonsai đẹp nhờ bộ rễ hiện trên mặt chậu nhưng bonsai mini trồng trong chậu nhỏ nên đất không đủ độ ẩm, dinh dưỡng để cây phát triển. Thông thường, rễ sẽ đâm hẳn xuống sâu để cố hút dinh dưỡng cho cây. Nếu không khéo léo phủ một lớp đất ẩm lên bộ rễ để đánh lừa bộ rễ bạn sẽ khó có chậu bonsai mini đẹp. Khi cây phát triển tốt bạn có thể phủi dần lớp đất, bộ rễ hiện lên rất đẹp.
Một số lưu ý khi tạo dáng cây
Thú chơi cây thường theo sở thích cá nhân và thói quen của gia chủ, mỗi người sẽ có mỗi cách khác nhau để định hướng ngoại hình của cây theo ý muốn.
Lưu ý khi tạo dáng cho cành lớn, cành yếu
- Nếu hai cành có cùng chiều cao, nên giữ lại một cành, cắt bỏ cành kia.
- Tỉa bỏ những cành mọc theo chiều dọc, quá dày to không thể uốn cong được.
- Cắt bỏ những cành xoắn, cuộn không tự nhiên.
- Cắt tỉa những cành rậm, không cân xứng ở ngọn cây. Những cành ở dưới to nên to hơn những cành trên ngọn.
Lưu ý tỉa cây trước khi tạo thế
Để có một dáng cây ưng ý nhất, bạn đừng quên tỉa cành trước khi tạo thế cho cây cảnh. Việc này giúp bạn có một dáng cây thanh mảnh và phát triển tốt nhất.
Sang cậu và thay đất đúng kĩ thuật cho cây
Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất dinh dưỡng thì cây sẽ không còn được tươi tắn, bộ lá kém tươi, có dấu hiệu xuống sức. Các cành không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất, lớp đất trên bề mặt mỏng đi. Đây là những dấu hiệu đã đến lúc thay đất cho cây của bạn.
Với thời tiết ở nước ta, bạn nên sang chậu vào lúc thời tiết mát mẻ như mùa xuân hay trước mùa mưa. Dùng dao cùn cạo đất ở thành chậu cho đến khi bầu và thành chậu tách ra . Tiến hành cắt bỏ lớp rễ lớn và rễ con đã quá già. Chỉ nên để lại những rễ non. Nên dùng các loại kềm bén để cắt. Vết cắt phải ngọt, không được dập nát, bộ rễ sau khi xử lý phải gọn gàng. Đây cũng là dịp tốt để cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.
Trên đây là những gợi ý về kỹ thuật tạo dáng thế cây cảnh bonsai. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho những người mới làm quen với bộ môn nghệ thuật này. Chúc các bạn thành công!
Để lại một bình luận